9 sai lầm phổ biến của người lần đầu khởi nghiệp

Chọn nhầm người đồng sáng lập, cố tạo ra sản phẩm thỏa mãn tất cả khách hàng, quá ám ảnh vì cạnh tranh và đặt nặng tình cảm vào công việc sẽ khiến những người mới kinh doanh thất bại nhanh chóng.
Gây dựng công ty từ vạch xuất phát chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Đó là lý do vì sao nhiều người khởi nghiệp liên tiếp phạm phải sai lầm, đặc biệt là những người lần đầu kinh doanh. Theo Business Insider, tỷ lệ thất bại của nhóm này rất cao, khoảng 50-70% trong 18 tháng đầu. Dưới đây là những sai lầm phổ biến của họ.
1. Chọn nhầm bạn đồng hành
entre-5992-1389253845.jpg
Chọn người đồng sáng lập là việc rất quan trọng với người mới khởi nghiệp. Ảnh: BI
Chọn người làm đồng sáng lập là việc quan trọng đầu tiên bạn phải thực hiện khi bắt đầu kinh doanh. Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến cổ phần và cả sự hài lòng trong công việc của bạn sau này. Vì thế, nếu muốn bạn đồng hành, hãy cân nhắc kỹ năng của mình và chọn ai đó có thể bổ sung những gì bạn thiếu.
=> Mình thiếu: tiền (!), kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp và thời gian.
2. Không hiểu được kỹ năng cần thiết để làm CEO
Các kỹ năng cần thiết để thành lập một công ty rất khác với kỹ năng để phát triển nó. Bạn phải là người kiên định, logic, quyết đoán, có đam mê và tầm nhìn rõ ràng. Mặt khác, các CEO cũng cần phải hiểu được quy trình, thủ tục, chính sách nhân sự và quan hệ đối tác quốc tế.
=> Mình đã có mong muốn tìm 1 CEO từ trước mà, mình không ôm đồm làm tất cả mọi việc mà sẽ tập trung vào R&D sản phẩm dịch vụ mới. 
3. Cố tạo ra sản phẩm phổ thông
Michal Ugor – một doanh nhân tại Mỹ cho biết: “Bạn cứ cố làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng kết cục bạn lại chẳng thỏa mãn được ai cả”. Hãy tập trung vào sản phẩm của mình, khiến nó thật đặc biệt và đừng cố bắt chước những gì đã có sẵn.
=> Một bài học cho MinhLH khi xây dựng dự án K, cần 1 cách tiếp cận mới, tập trung vào thị trường mục tiêu với những sản phẩm thật sự khác biệt. 
4. Quá ám ảnh vì cạnh tranh
Có một câu nói nổi tiếng thế này: “Nếu lúc nào bạn cũng nhìn chằm chằm vào đối thủ, sản phẩm của bạn cuối cùng sẽ chẳng khác gì hàng thải của họ”. Vì thế, đừng chăm chăm theo dõi đối thủ, hãy dành thời gian quan tâm sản phẩm của mình thì hơn.
=> Thậm chí còn chưa xác định  "đối thủ" thật sự là ai ?
5. Không hiểu biết toàn diện về kinh doanh
Các doanh nhân phải hiểu rằng họ cần giỏi mọi thứ. Họ không chỉ cần ý tưởng, khả năng lãnh đạo, mà còn phải có kiến thức về công nghệ, kinh doanh, sản phẩm và marketing.
=> Về điều này thì mình khá tự tin với ý tưởng, kiến thức và sự trải nghiệm.
6. Hết tiền mặt
Các doanh nhân thường không nhận ra rằng cứ mỗi giây trôi qua, họ lại mất một ít tiền, như tiền thuê nhà, lương, chi phí sản xuất hàng ngày hay điện nước. Tiền bạc sẽ lần lượt ra đi và nếu không thể mang chúng trở lại, bạn sẽ cạn kiệt và thất bại.
Vì thế, hãy bảo vệ tiền mặt của mình như thể cả cuộc sống của bạn dựa vào nó vậy. Hãy lập ngân sách, viết hóa đơn, theo dõi các loại chi phí để biết tiền của mình đang đi đâu. Thời gian đầu, bạn nên tập trung chi cho việc thu hút khách hàng và tuyển dụng nhân viên.
=> Nhớ câu cuối nhé " Thời gian đầu, bạn nên tập trung chi cho việc thu hút khách hàng và tuyển dụng nhân viên."
7. Đặt quá nhiều tình cảm vào công việc
Dĩ nhiên, bạn phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và nước mắt cho công ty của mình. Nhưng đừng đặt quá nhiều cảm xúc vào công việc, nhất là khi tất cả dấu hiệu đều cho thấy bạn sẽ thất bại.
“Khi đặt nặng tình cảm vào một ý tưởng nào đó, bạn sẽ đánh mất sự khách quan. Sau đó, bạn sẽ chỉ nhìn thế giới qua cái bong bóng sặc sỡ mình tự tạo ra. Thậm chí bạn cho rằng những người khác chẳng hiểu nổi ý tưởng của mình”, Rajesh Setty một doanh nhân cho biết.
=> Không phải xoắn vì mình là 1 người "tình cảm" một cách có lý trí.
8. Tuyển dụng nhầm người
Nhiều người mới kinh doanh thường muốn chọn người tài từ các công ty lớn, vì việc này sẽ khiến công ty có được một sự chú ý nhất định. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng lãnh đạo các công ty lớn thường không biết cách quản lý bằng ảnh hưởng cá nhân. Họ thường giám sát công việc qua nhiều cấp. Mà việc này không hề có lợi cho một công ty mới thành lập, cần đoàn kết và quyết định nhanh. Rất nhiều nhà khởi nghiệp thích đặt người thông minh vào vị trí lãnh đạo và mặc định rằng khả năng điều hành của họ cũng tương đương trí tuệ.
=> Sự thông minh không đi kèm với khả năng điều hành, cái cần thiết trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.
9. Không tiếp thu phản hồi từ khách hàng
Thay vì hỏi bạn bè, quỹ đầu tư và các doanh nhân khác về công ty của mình, bạn hãy tìm đến khách hàng để có câu trả lời chân thật nhất. Hãy đối xử với khách hàng như bạn đời của bạn. Vì nếu không có họ, công ty của bạn sẽ chỉ như một dự án thí nghiệm ở trường trung học mà thôi.
=> Đúng là mình chưa từng nghĩ đến điều này nhưng nay thì nhớ rồi đấy, cần có 1 kênh để tiếp thu ý kiến khách hàng, rất quan trọng.
                                                                                                                       Business Insider

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

7 điều cần biết để khởi nghiệp kinh doanh

Tự xác định khả năng làm việc độc lập, biết đâu là thế mạnh bạn thân, định hướng doanh nghiệp từ ý tưởng độc đáo cho đến hiện thực... sẽ là bí quyết quan trọng để một người khởi động việc kinh doanh của mình.

khoi-nghiep1-1914-1388634742.jpg
Người kinh doanh sẽ cần cụ thể hóa mọi thứ để đi đến thành công.
Không ít người có công việc văn phòng ổn định nhưng vẫn quyết tâm rời bỏ để bắt đầu kinh doanh (Hơ, hơ, liệu có đủ quyết tâm và quan trọng là có xứng đáng ?).  Tuy nhiên, đưa vào hoạt động một doanh nghiệp không phải là một việc dễ dàng và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều đơn vị mới nhanh chóng trở nên khó khăn vì khối lượng công việc đồ sộ cũng như môi trường làm việc thiếu tính ổn định. (Đúng vậy, thiếu ổn định làm cho sếp và nhân viên chán nản)
Trước khi bắt đầu thử thách, người kinh doanh cần tự trả lời được một số câu hỏi để biết mình đã sẵn sàng cho các trường hợp có thể xảy ra hay chưa.
1. Khả năng làm việc độc lập của bạn có tốt không?
Liệu bạn có cần được hướng dẫn liên tục và được động viên từ người khác? Công việc của bạn sẽ như thế nào nếu như không có ai theo sát và quản lý?
Nhiều người nghĩ rằng nắm được quyền quyết định có thể dễ dàng hơn nhiều, nhưng điều đó không phải luôn đúng. Mọi chuyện có thể khó khăn khi bạn khởi đầu không có một chỉ dẫn nào cụ thể về những việc cần làm. Một doanh nhân thành đạt hội tụ đầy đủ 3 tính cách: độc lập, tháo vát và không cần một ai theo dõi để đảm bảo làm việc năng suất và hiệu quả.
=> Ồ, pass phần này nhé, tôi độc lập !!!
2. Bạn là người nghiên cứu sản phẩm hay doanh nhân?
Rất nhiều doanh nghiệp thành công được ấp ủ từ những ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, chỉ nuôi một ý tưởng tuyệt vời lại không thể đảm bảo cho một doanh nghiệp thành công. Có rất nhiều trường hợp mà người thành lập chỉ dừng lại tập trung vào sản phẩm, nguyên mẫu, bằng sáng chế… mà bỏ qua các khía cạnh khác của phát triển một doanh nghiệp. Chỉ phát triển để có một sản phẩm hoàn hảo không có nghĩa là khách hàng sẽ ngay lập tức đổ xô đến với doanh nghiệp.
Như một điều hiển nhiên, nếu bạn tự thấy mình giống với một người phát minh hơn là một doanh nhân thì điều này cũng không ngăn cản bạn bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, bạn nên tìm kiếm thêm đối tác thông thạo các kỹ năng kinh doanh và có quan tâm đến ý tưởng của bạn để vươn xa hơn.
=> Tạm thời xác định là ý tưởng gia có máu KD vì CĐ. Nhưng về lâu dài phải xác định chỉ đi sâu theo 1 hướng KD nay nghiên cứu và tất nhiên là tìm 1 đối tác cho phần không được lựa chọn ?.
3. Ý tưởng kinh doanh có đáng giá với người tiêu dùng?
Có lẽ bạn đã nghe câu nói: "Hãy theo đuổi những gì bạn làm và tiền sẽ đuổi theo bạn", thế nhưng trên thực tế mọi việc không hoàn toàn giống với triết lý đó. Đam mê là chìa khoá của thành công, nhưng để xây dựng một doanh nghiệp có lợi nhuận, bạn cần cung cấp giá trị nhất định mà khách hàng đang tìm kiếm.
Người tiêu dùng sẽ không quan tâm bạn đang theo đuổi ước mơ hay không, họ chỉ chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Nếu hoạt động trong lĩnh vực mà khách hàng không quan tâm, doanh nghiệp của bạn sẽ thất bại.
=> Hãy đứng trên quan điểm khách hàng và trả lời câu hỏi, tôi cần gì ?
4. Doanh nghiệp của bạn có gì khác biệt?
Ý tưởng của bạn có tương tự như các doanh nghiệp khác đang hoạt động hay cung cấp sản phẩm, dịch vụ độc đáo? Quy mô của thị trường mà bạn đang hướng tới? Đó là những câu hỏi quan trọng mà bạn cần suy nghĩ, nhưng chìa khoá thành công không phải lúc nào cũng là tìm bằng được một thị trường trống rỗng, không tồn tại cạnh tranh (điều gần như là không thể). Thay vào đó, mọi thứ phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa công ty của mình và vị trí trên thị trường.
Trong ngắn hạn, bạn không nhất thiết phải đưa ra một ý tưởng mới mà cần có được cái nhìn cơ bản về ngành công nghiệp đang hướng tới và nhận biết đâu là lĩnh vực tiềm năng. Liệt kê các cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu đó và áp dụng chúng. Bạn không cần đi trên một con đường mới nhưng phải cung cấp cho khách hàng lý do chính đáng để thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.
=> Phát huy thế mạnh bản thân : SP phải thật sự khác biệt và lý do để thuyết phục khách hàng lựa chọn SP, DV của mình ?
5. Bạn có sẵn sàng làm nhiều việc một lúc?
Khi còn là dân công sở, công ty luôn có những người để bạn gọi điện sửa chiếc máy in bị hỏng hay để hợp tác mở một gian hàng triển lãm thương mại. Tuy nhiên, điều này sẽ không tồn tại nếu như bạn tự mình mở một doanh nghiệp.
Việc tự kinh doanh thường bao gồm rất nhiều các công việc, và đôi khi sẽ phải làm tất cả mọi thứ một mình. Bạn có thể trở thành kỹ thuật viên rồi ngay sau đó làm nhân viên bán hàng, chủ đơn vị kinh doanh... Trước khi tự mở doanh nghiệp cho riêng mình, hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng để thực hiện hàng loạt các chức năng, bao gồm cả những công việc tẻ nhạt nhất.
=> Okie, i see, and know, i can do them at the same time.
6. Bạn có nền tảng tài chính để bắt tay ngay vào việc không?
Nếu bạn chưa thể biết chính xác khi nào bắt đầu thu lợi nhuận thì việc thiết lập và vận hành doanh nghiệp sẽ rất căng thẳng. Thu nhập của các doanh nghiệp nhỏ, kể cả các đơn vị làm việc độc lập, đều trong tình trạng lúc lên lúc xuống. Và khi bạn giới thiệu một sản phẩm mới, lợi nhuận có thể không đến ngay lập tức.
Làm sao để bạn vừa đảm bảo được yếu tố tài chính của bản thân và của doanh nghiệp là một việc rất quan trọng. Trong rất nhiều trường hợp, khoảng thời gian tốt nhất để chuẩn bị cho việc kinh doanh riêng là khi bạn vẫn đang sở hữu một công việc khác.
=> Vậy nên, trong thời gian ban đầu, mình cố gắn đi làm tiếp tục và tìm người thực hiện cho đến khi...
7. Bạn xử lý thế nào khi bị từ chối và đối mặt với sự thất vọng?
Khi bạn đã đầu tư, việc bị từ chối bất cứ lúc nào cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, là một doanh nhân, bạn luôn phải đối mặt với rất nhiều tin xấu, có thể từ các nhà đầu tư, từ doanh số bán hàng đi xuống hoặc do ít lượng truy cập vào trang thương mại điện tử của mình. Nếu bạn suy nghĩ về các vấn đề phải từ bỏ hoặc do cảm xúc thất thường, bạn sẽ không những bị tốn thời gian mà còn không học được bất cứ bài học kinh nghiệm nào.
Tự trả lời những câu hỏi khó khăn phía trước là sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Tuy nhiên, nếu một hoặc hai câu hỏi bạn không tìm được câu trả lời cũng đừng sợ hãi, chùn bước khỏi giấc mơ của mình. Bạn có thể phải thực hiện thêm một số bước cần thiết để đạt mục đích.
=> Đối mặt với những cảm xúc, để tìm cách giải quyết hoặc chí ít là phân tích thất bại, như cái cách mình đang làm để tìm 1 hướng tiếp cận mới cho dự án K.
Trọng Nguyễn

 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bà Phạm Chi Lan khuyên người trẻ ‘tiết chế lòng tham’

- Nói chuyện với gần một ngàn sinh viên và những doanh nhân trẻ, bà Phạm Chi Lan (chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại&Công nghiệp Việt Nam) đưa lời khuyên cần “tiết chế lòng tham, kiên trì, cố gắng và nhẫn nại” khi bắt đầu khởi nghiệp.
Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, người trẻ, tử tế, lòng tham, tiết chế
Buổi tọa đàm diễn ra cuối tuần trước về chủ đề khởi nghiệp với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế bà Phạm Chi Lan, TS Lê Đăng Doanh, TS Trần Đình Thiên, TS Lê Xuân Nghĩa.
Trong phần trao đổi, bà Phạm Chi Lan đã có lời khuyên chân thành tới những người trẻ.
Vị chuyên gia kinh tế cũng cho rằng những người trẻ khi bắt đầu khởi nghiệp cần mở rộng tầm nhìn.
“Tôi mong các bạn nghĩ rộng hơn và xa hơn so với cách làm việc mang màu sắc chụp giật. Thất bại của hàng loạt doanh nghiệp vừa qua phần lớn do chộp giật, nghĩ ngắn hạn. Bản thân cách làm ăn như vậy đầy rủi ro. Khi không tiết chế được lòng tham, ham chạy theo phong trào, thì cứ nghĩ mình làm được tương tự. Như vậy mình chết ngay lập tức” – bà Phạm Chi Lan đưa lời khuyên.
Theo bà Lan: “Các bạn phải thay đổi. Có thể có cơ hội, có cha mẹ người quen làm vị trí này cái khác nhưng nếu dám mạnh dạn từ chối và nghĩ đến đường dài thì chấp nhận không nhận lợi ích ngắn hạn. Hãy tìm cơ hội dành riêng cho mình, như thế sẽ thấy chân trời rộng hơn nhiều và còn nhiều dư địa làm.
“Như ngành dệt may, muốn kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 có thể đạt 50 tỉ USD thì không thể chỉ dựa vào người đạp máy khâu, mà có người làm sợi chỉ, phụ kiện liên quan, thêu ren. Các bạn có thể chỉ cần làm 1 khâu, như chỉ tốt cung cấp nhà máy may, có liên kết bền thì thành công rồi. Đừng nghĩ ảo vọng, thật to, thật hoành tráng. Bắt đầu chỉ nên từ nhỏ, như vậy mới vững chắc hơn là đi bước nhảy vọt hơn sức mình” – bà Lan ví von.
Vị chuyên gia kinh tế cũng cho rằng những người trẻ khi bắt đầu khởi nghiệp cần mở rộng tầm nhìn.
Theo bà không phải khởi đầu ở Việt Nam mới là đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Bạn có thể lập nghiệp ở một nước nào đó cũng đã là đóng góp cho kinh tế nước mình.
Vốn không chỉ là tiền, là đất đai mà quan trọng nhất là con người. Ý chí kinh doanh, sáng kiến, ý tưởng tốt là vốn liếng đầu tiên. Bạn có thể tạo thêm vốn con người bằng cách tìm người cùng cộng tác, làm họ cũng hào hứng, cộng sức với nhau thì sẽ thành công được.
“Hiện nay, hợp lí nhất là trông chờ vào sức mình. Phải kiên trì, cố gắng, nhẫn nại” - bà Phạm Chi Lan khẳng định.
Ngoài ra, công nghệ, ý thức sáng tạo cũng đóng vai trò quan trọng. Các bạn không nhất thiết sáng tạo ra một loại công nghệ mới. Nhiều công nghệ đã được sáng tạo, nhưng từ công nghệ biến thành sản phẩm chưa chắc họ đã làm được. Nếu biến những công nghệ đó thành sản phẩm của mình thì có thể đi lên được, cải thiện cho sản phẩm ngày càng tốt lên. Vốn công nghệ, sáng tạo là vốn vô cùng quan trọng dù nhiều khi nó là vô hình.
Mặt khác, vốn xã hội cũng rất quan trọng. Các doanh nghiệp khi phát triển cần quan tâm thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Như vậy có thể có chỗ lui lại, ẩn lại khi gặp khó khăn.
“Hãy nhìn rộng ra để thấy có nhiều con đường để phát triển lên” – bà Lan nhắn nhủ đến cộng đồng doanh nhân trẻ cùng hàng trăm sinh viên.

0 nhận xét: